- SĐT liên hệ: (+84) 926 397 972 | (+84) 333 371 116
[PE2024485] THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -33%
Upload bởi: DevNet27Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề tâm sinh lý và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT. Chương 2: Thực trạng về âm nhạc và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM giai đoạn hiện nay. Chương 3: Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho giới trẻ – Đặc biệt lứa tuổi HS THPT tại Tp.HCM
-
Chức năng đầy đủ và giống demo 100%
-
Hỗ trợ lắp đặt nếu cần
-
Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải
PHẦN KẾT LUẬN
Sau thời kỳ đổi mới (1986), nhất là những năm gần đây, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cùng với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, làm cho các hoạt động giải trí ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt động văn hóa – văn nghệ trong nước lại chưa có đủ sức mạnh, chưa có sự đầu tư cao để có sức hấp dẫn lớn. Trong khi đó, nhạc ngoại với sự đầu tư của các công ty xuyên quốc gia được trang bị công nghệ giải trí hết sức hiện đại. Các đạo diễn, diễn viên, ca sỹ, nhạc sỹ được đào tạo chuyên môn cao, nên tạo ra sức hấp dẫn hơn và lấn át giải trí trong nước. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhiều trào lưu âm nhạc mới lạ và hiện đại, cũng như nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng cao của thế giới dễ dàng đến với Việt Nam. Đó là những điều kiện rất thuận lợi để cho những người làm công tác âm nhạc, công chúng học hỏi và nâng cao trình độ âm nhạc của chính mình. Tuy nhiên, đó cũng là “con dao hai lưỡi” nếu chúng ta không biết học hỏi có chọn lọc một cách thông minh để nâng cao trình độ âm nhạc trong nước. Nếu chỉ copy và chạy theo cái bóng của họ, thì ngược lại sẽ làm cho nền âm nhạc nước nhà không những không khá lên được, mà ngày càng xấu xí trong mắt công chúng và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa âm nhạc là điều có thể dự báo trước.
Với nhiều thuận lợi về vị trí, kinh tế – văn hóa – xã hội, Tp.HCM được xem là một siêu thị nghệ thuật với sức chứa và tiêu thụ âm nhạc đứng đầu cả nước. Do đó, ở TP là nơi tập hợp của tất cả những cái tốt và cả những cái xấu ở khắp nơi tụ họp về. Đặc biệt gần đây với sự nở rộ của công nghệ thông tin, truyền thông, kỹ thuật số khiến cho các phương tiện nghe nhìn như truyền hình, truyền thanh, internet… phát phiển nhanh, phổ biến đến với mọi người, mọi nhà. Do đó, HS ngày nay tiếp cận thông tin một cách trực tiếp từ các phương tiện này một cách dễ dàng. Và như vậy, các em vừa hấp thụ được những cái hay nhưng cũng lại vừa tiếp thu vào cả những cái xấu.
Trong tình hình như vậy, thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ nói chung và HS THPT của TP nói riêng cũng bị kéo xuống thấp và có nhiều biểu hiện lệch toàn diện như nhiều năm qua là điều dễ dàng hiểu được. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn thông qua cuộc khảo sát về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM được tác giả thực hiện trong tháng 7 vừa qua. Nhiều giá trị âm nhạc truyền thống dân tộc, hàn lâm đều không được các em yêu thích. Phần lớn HS THPT của TP chỉ thích và thường xuyên nghe các thể loại ca khúc nhạc trẻ, đặc biệt số HS yêu thích nhạc trẻ ngoại chiếm tỉ lệ rất cao. Những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc được nhiều HS thần tượng và yêu thích nhất trong thời gian qua là những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc ngoại của trào lưu âm nhạc Kpop và US – UK, sau đó mới đến các ca sỹ trẻ trong nước và một số nước khác như Nhật, Hoa. Điều đó, chứng tỏ tâm lý sính ngoại đang ăn sâu vào HS THPT của chúng ta và có nguy cơ làm mất đi những giá trị truyền thống dân tộc đã được nhân dân ta gìn giữ từ bao đời nếu chúng ta không chấn chỉnh kịp thời trong thời gian tới.
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam viết: “Mất nước nhiều khi giành lại được nhưng để mất bản sắc văn hóa dân tộc thì sẽ mất hết và mãi mãi” [29, 184]. Do đó, hiện nay, để tiến hành các hoạt động giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS THPT của TP, cần chú trọng tới lĩnh vực âm nhạc truyền thống dân tộc bên cạnh các thể loại âm nhạc hàn lâm và nghệ thuật khác. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có một kế hoạch bài bản, dài hơi với hai đơn vị chủ công là Bộ GD&ĐT và Bộ VH-TT&DL, liên kết chặt chẽ với Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Đoàn Thanh niên Cộng Sản, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Âm nhạc, các cơ quan chủ quản của các tỉnh, thành, các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng… dưới sự tập hợp và chỉ đạo của Ban tuyên giáo TW để cùng thống nhất trong một hướng đi chung.