Hiển thị 1 - 12 / 8

Sắp xếp:

PE2024246 PE2024246

ẢNH HƯỞNG CỦA CO2, NHIỆT ĐỘ VÀ NITRIT LÊN SỰ CÂN BẰNG AXÍT-BAZƠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793)

80,000đ 120,000đ

Lươn đồng (Monopterus albus) là loài cá hô hấp khí trời có khả năng chịu đựng cao với môi trường sống bất lợi. Ngoài ra lươn đồng cũng là loài có giá trị kinh tế đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi lươn đồng nói riêng đang bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, CO2, nitrit tăng do tác động của biến đổi khí hậu và nuôi thâm canh.

PE2024247 PE2024247

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

40,000đ 50,000đ

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là lĩnh vực đặc thù, có vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh hại cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và giảm trừ đói nghèo, đóng góp lớn vào nguồn ngân sách cho đất nước. Do những hệ lụy và tác động xấu của việc lạm dụng thuốc BVTV nên ở nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện việc thay đổi chiến lược sử dụng, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

PE2024243 PE2024243

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG KEO LƯỠI LIỀM (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) Ở VÙNG CÁT CHO MỤC ĐÍCH PHÒNG HỘ VÀ KINH TẾ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

30,000đ

Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là một trong những vấn đề cấp bách nhất của thế giới, rừng càng thể hiện vai trò to lớn trong bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái. Bên cạnh đó rừng còn cung cấp đa dạng loại sản phẩm lâm sản, bảo tồn nguồn gen động, thực vật quí hiếm, rừng còn tạo công ăn việc làm nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, điều đó phần nào giảm sức ép lên sự phát triển của xã hội và góp phần hạn chế sự biến đổi của khí hậu.

PE2024244 PE2024244

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA LỢN LANDRACE X (YORKSHIRE X VCN-MS15) QUA CÁC THẾ HỆ VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐỜI CON KHI PHỐI VỚI ĐỰC PIETRAIN X DUROC

80,000đ 120,000đ

Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong cung cấp thực phẩm tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Năng suất ngành chăn nuôi lợn ở nước ta trong thời gian qua đã không ngừng được nâng lên rõ rệt, trong đó có vai trò của công tác giống. Một trong những mục tiêu tổng quát phát triển chăn nuôi lợn của nước ta từ nay đến năm 2020 là nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm Quyết định số10/2008/QĐ-TTg)

PE2024245 PE2024245

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ TỔNG HỢP KHU RỪNG TRÀM GÁO GIỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

80,000đ 120,000đ

Thực trạng quản lý rừng hiện nay tại các khu rừng này được thực hiện theo cách tiếp cận riêng lẻ các yếu tố, chủ yếu quan tâm đến rừng tràm, trong khi các yếu tố khác của HST ĐNN (nước, đất, động thực vật, cảnh quan…) thì vẫn còn ít được quan tâm. Việc giữ mực nước cao quanh năm để giảm nguy cơ cháy rừng đã làm HST ĐNN theo mùa trở thành HST ĐNN quanh năm, làm hạn chế sinh trưởng của cây tràm, làm gốc cây tràm không còn bám được vào đất và cây sẽ chết.

PE2024240 PE2024240

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ THAN SINH HỌC ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

25,000đ 50,000đ

Đánh giá được vai trò của TSH và ảnh hưởng của PHC phối trộn với TSH đến năng suất cho cây trồng, cải thiện tính chất lý, hóa học của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các khuyến cáo cho việc sử dụng hợp lý PHC trong cơ cấu cây trồng lúa xuân - lúa mùa - ngô đông tại địa phương.

PE2024241 PE2024241

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO TỒN NGUỒN GEN KHOAI MỠ (Dioscorea alata L.) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

25,000đ 50,000đ

Đánh giá được thực trạng sản xuất khoai mỡ tại một số tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc sự phân bố và tư liệu hóa kiến thức bản địa liên quan đến 105 mẫu giống khoai mỡ đã thu thập đến năm 2010. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong bảo tồn chuyển chỗ nguồn gen khoai mỡ tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia, Hoài Đức, Hà Nội. Nghiên cứu lựa chọn địa điểm để xây dựng mô hình bảo tồn tại chỗ nguồn gen khoai mỡ xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để duy trì và phát triển giống khoa.

PE2024242 PE2024242

LAI TẠO TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG TỪ DUROC, PIETRAIN VÀ LANDRACE PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT LỢN THƯƠNG PHẨM Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

120,000đ 200,000đ

Sử dụng đực lai cuối cùng là phổ biến trong chăn nuôi lợn ở các nước trên thế giới. Các dòng đực lai tổng hợp cuối cùng có ưu thế lai cao và cho giá hành sản xuất con giống thấp. Trong những năm gần đây, việc sử dụng đực lai cuối cùng với mục đích kết hợp được nhiều các đặc tính tốt từ các dòng thuần trong hệ thống sản xuất lợn thịt thương phẩm ngày càng trở nên phổ biến trong hệ thống sản xuất lợn thương phẩm ở Việt Nam.

Hiển thị 1 - 12 / 8 bản ghi