[PE2024243] NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG KEO LƯỠI LIỀM (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) Ở VÙNG CÁT CHO MỤC ĐÍCH PHÒNG HỘ VÀ KINH TẾ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

Upload bởi: DevPHP28
(1 Đánh giá)
30,000đ
30,000đ

Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là một trong những vấn đề cấp bách nhất của thế giới, rừng càng thể hiện vai trò to lớn trong bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái. Bên cạnh đó rừng còn cung cấp đa dạng loại sản phẩm lâm sản, bảo tồn nguồn gen động, thực vật quí hiếm, rừng còn tạo công ăn việc làm nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, điều đó phần nào giảm sức ép lên sự phát triển của xã hội và góp phần hạn chế sự biến đổi của khí hậu.

Lâm nghiệp
Tài liệu
25/07/2024
[hotrodoan.vn]_luan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_va_ky_thuat_trong_keo_luoi_.pdf
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

1. Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển các tỉnh Bình - Trị - Thiên 

Đất Lâm nghiệp vùng cát các tỉnh Bình - Trị - Thiên có khoảng 40.394 ha, chiếm 33,29% tổng diện tích tự nhiên, diện tích có rừng là 35.766 ha (chiếm 87,33%) song chất lượng rừng rất kémđộ che phủ rất thấp, hiệu quả phòng hộ và hiệu quả kinh tế thấp, đất trống còn nhiều 5.188,3 ha, gây cát bay, cát lấp ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống. Loài cây trồng rừng chủ yếu là Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm, Keo chịu hạn và Bạch đàn. Keo lưỡi liềm đã được trồng nhiều 5.295 ha, tập trung chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế (5.169 ha), ở Quảng Trị và Quảng Bình rất ít. 
Keo lưỡi liềm tuy có tỷ lệ sống và sinh trưởng vượt trội hơn các loài khác ở một số dạng lập địa, có hiệu quả phòng hộ tương đối cao nhưng chưa được chú trọng về kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế thấp. 
- Tiềm năng cho phát triển loài Keo lưỡi liềm: Với hiện trạng sử dụng đất cát ven biển các tỉnh Bình - Trị - Thiên hiện nay rất thuận lợi cho phát triển Keo lưỡi liềm, áp dụng kỹ thuật trồng rừng phù hợp sẽ nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, đáp ứng mục tiêu phòng hộ và hiệu quả kinh tế. 

2. Kỹ thuật nhân giống Keo lưỡi liềm 

Kỹ thuật nhân giống Keo lưỡi liềm bằng hạt: Xử lý hạt bằng cách ngâm vào nước nóng 100 0C trong 8-10 giờ, ủ trong túi vải và rửa chua hang ngày trong 3 ngày, gieo vào bầu, tỷ lệ nảy mầm đạt 84,78%, vượt các công thức khác từ 13,6% - 68,33%. Thành phần hỗn hợp ruột bầu là 89% đất tầng B + 10% phân chuồng hoai + 1% phân P2O5, hoặc 1% NPK hoặc 1% K2O, không che sáng cho cây con. Sau 4 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 88 – 91%, cây con đạt kích thước bình quân: D0 = 3,3-3,5mm; H = 31,2 – 31,5 cm, vượt trội về đường kính từ 9,5 – 23,9% và vượt trội về chiều cao từ 7,5 – 27,9%. 
- Kỹ thuật nhân giống bằng hom Keo lưỡi liềm là: Xử lý hom bằng IBA nồng độ 200ppm đạt tỷ lệ ra rễ 80,83%, vượt các nồng độ khác từ 17,14% - 47,22%; thành phần ruột bầu là 100% đất tầng B; không che sáng cho cây, tưới nước giai đoạn cây con từ 1-60 ngày tuổi phun nước 3 phút 1 lần, mỗi lần phun 4 giây; giai đoạn cây con 60-120 ngày tuổi phun nước 5 phút 1 lần, mỗi lần phun 6 giây. Sau 4 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 59 - 75%, cây con đạt kích thước bình quân: D0 = 3,4 – 4,5mm; H = 33,2 – 34,7 cm, vượt trội về đường kính từ 14,5 – 42,2% và vượt trội về chiều cao từ 12,3 – 31,21%. 

3. Kỹ thuật trồng rừng Keo lưỡi liềm trên đất cát ven biển Bình - Trị - Thiên 

Kỹ thuật làm đất: Cày toàn diện bằng máy, lên líp kích thước: Líp đơn mặt líp rộng 1,5 m, rãnh líp rộng 1,5m, líp cao 0,4m, trên líp trồng 1 hàng hoặc líp đôi rộng 4 m, rãnh líp rộng 2 m, cao 0,4 m, trên líp trồng 2 hàng, cho tăng trưởng bình quân vượt so với các kích thước líp khác từ 15,65% - 76,63% và vượt so với không lên líp từ 158,94 – 163,71%. Thời vụ trồng rừng: tháng 11 dương lịch; Mật độ trồng: Đối với vùng đất cát cố định bán ngập: 1.666 cây/ha; và đối với vùng đất cát cố định không ngập và đất cát di động ven biển: 1.600 cây/ha hoặc 2.200 cây/ha. Bón lót: Đất cát cố định bán ngập: bón lót 200g vi sinh/gốc, đất cát cố định không ngập và đất cát di động ven biển: Bón lót mỗi hố 2 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg phân vi sinh. Tuổi cây con đem trồng: Cây con gieo từ hạt, 6 tháng tuổi (kích thước D0 = 4,0 – 5,0 mm; Hvn = 40 – 55 cm. Kỹ thuật chăm sóc rừng: Bón thúc phân 50 g NPK/cây + Vun gốc theo dạng hình mâm xôi đường kính 50 – 60 cm, cao 30 cm. Các kết quả đều cho thấy lượng tăng trưởng bình quân vượt giữa công thức thí nghiệm tốt nhất so với các công thức còn lại vượt trội từ 20% - >50%, thậm chí đến 98,80%. 

4. Hiệu quả phòng hộ của rừng trồng Keo lưỡi liềm 

Hiệu quả chắn gió: Trong phạm vi từ 40 m (khoảng 5H) đến 120m (khoảng 15H) sau đai tốc độ gió còn lại tăng từ 62,03% đến 90,94% và hiệu năng phòng hộ từ 21,23 – 23,89%. Hiệu quả cải thiện tiểu khí hậu: mùa khô nóng, nhiệt độ không khí dưới tán rừng Keo lưỡi liềm bình quân giảm 3,1 - 3,3 0C, độ ẩm không khí bình quân tăng 7,83% – 8,33%, cường độ bức xạ giảm 92,36 – 94,83 lux (giảm 7 - 8 lần so với đất trống). Hiệu quả cải tạo đất: Mùa nắng nóng, nhiệt độ đất giảm bình quân 6,6 – 6,70C, độ ẩm đất tăng 9,4 – 10,6%. Độ pHKCl trong rừng cao hơn ngoài đất trống khoảng 0,6. Các chất dinh dưỡng trong rừng đều cao hơn so với đất trống, hàm lượng mùn 119 tăng 62,39 - 73,53%, đạm tăng 75 – 80%, ion Ca2+ tăng 265,39% - 437,66%, ion Mg2+ tăng 160,61% – 193,02%, lân dễ tiêu tăng 1,66 – 1,77 mg/100g (tăng 50% - 74,68%) và kali dễ tiêu tăng 1,21 – 1,55 mg/100g (tăng 43,68% - 93,37%).

5. Hiệu quả kinh tế của rừng Keo lưỡi liềm 

Hiệu quả kinh tế của rừng Keo lưỡi liềm trồng trên đất cát ven biển Bình - Trị - Thiên tương đối cao, sau 7 năm trồng, năng suất đạt được 22,7 tấn/ha/năm, 1 ha thu được 77,58 triệup đồng, thu lãi ròng 15,3 triệu đồng/ha. Ngoài ra, tính giá trị thương mại Các bon sẽ đem lại thêm 17,24 triệu đồng/ha so với các kết quả nghiên cứu cho các đai rừng trên cát của các loài khác thì cao hơn nhiều. So với các kết quả về hiệu quả kinh tế giữa các đai rừng trên vùng cát thì Keo lưỡi liềm có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Kết quả khẳng định Keo lưỡi liềm có thể trở thành cây trồng rừng chủ lực cho vùng cát ven biển, vừa đáp ứng mục tiêu phòng hộ, vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải tạo môi trường sinh thái

ĐIỂM TRUNG BÌNH
5
Xuất sắc (1)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)