Mèo của chúng tôi đang chạy đi lấy dữ liệu cho bạn ...

[PE2024245] NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ TỔNG HỢP KHU RỪNG TRÀM GÁO GIỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP -33%

Upload bởi: DevPHP28
(0 Đánh giá)
120,000đ
80,000đ

Thực trạng quản lý rừng hiện nay tại các khu rừng này được thực hiện theo cách tiếp cận riêng lẻ các yếu tố, chủ yếu quan tâm đến rừng tràm, trong khi các yếu tố khác của HST ĐNN (nước, đất, động thực vật, cảnh quan…) thì vẫn còn ít được quan tâm. Việc giữ mực nước cao quanh năm để giảm nguy cơ cháy rừng đã làm HST ĐNN theo mùa trở thành HST ĐNN quanh năm, làm hạn chế sinh trưởng của cây tràm, làm gốc cây tràm không còn bám được vào đất và cây sẽ chết.

Lâm nghiệp
Tài liệu
25/07/2024
[hotrodoan.vn]_luan_van_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_quan_ly_tong_hop_khu_rung_.pdf
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

1) Việc quản lý tổng hợp rừng Tràm Gáo Giồng cần có cách tiệp cận theo hệ sinh thái đất ngập nước. 
2) Cơ sở khoa học của việc quản lý tổng hợp rừng Tràm Gáo Giồng được hình thành trên cơ sở 2 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố tự nhiên; và Nhóm yếu tố xã hội
a) Nhóm yếu tố tự nhiên: Đã xác định được sự ảnh hưởng của chế độ ngập nước, sinh cảnh và theo mùa đến rừng tràm, thực vật thân thảo, cá, chim, thú, bò sát, lương cư. Cụ thể như sau: 
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính của rừng tràm đạt mức cao nhất ở chế độ ngập nước 5. 
+ Tính đa dạng của các loài thực vật thân thảo mùa mưa cao hơn mùa khô, trong đó ở chế độ ngập nước 3 có tính đa dạng cao nhất vào mùa khô và ở chế độ ngập nước 4 có tính đa dạng cao nhất vào mùa mưa. 
+ Tính đa dạng của các loài cá mùa mưa cao hơn mùa khô và cao nhất ở các chế độ ngập nước số 2, 7 ở cả 2 mùa. 
+ Tính đa dạng của các loài chim, bò sát, lưỡng cư, thú ở sinh cảnh rừng tràm cao nhất, không kể mùa khô hay mùa mưa, kế đến là sinh cảnh đồng cỏ. 
b) Nhóm yếu tố xã hội: Đã xác định đặc điểm dân cư, thực trạng quản lý tài nguyên ĐNN để hình thành cơ sở thực tiễn cho việc chia sẻ lợi ích gắn với trách nhiệm quản lý tài nguyên. Cụ thể như sau:
+ Đời sống dân cư sống ven khu rừng Tràm Gáo Giồng là hết sức khó khăn, đa số là hộ nghèo, việc chia sẻ lợi ích tài nguyên với người dân còn rất hạn chế. Họ có nguyện vọng được chia sẻ lợi ích gắn với trách nhiệm QLBVR. 
+ Các tài nguyên ĐNN đang sử dụng tại BQL rừng Tràm Gáo Giồng bao gồm: khai thác tràm, nguồn lợi thủy sản, bảo tồn rừng tràm và ĐNN tạo cảnh quan phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Sử dụng bền vững các tài nguyên rừng tràm và dịch vụ HST để tạo ra nguồn lợi kinh tế làm nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động của bộ máy và chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư vùng đệm
+ Đã xác định được vào tháng 2, 3, 4 có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao nhất và đã phân vùng theo 5 cấp dự báo cháy rừng. Không coi rừng tràm là mục tiêu duy nhất để quản lý, mục tiêu là rừng tràm trên nền tảng HST ĐNN; việc quản lý chế độ ngập nước phù hợp với từng loại tài nguyên, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ PCCCR.
ĐIỂM TRUNG BÌNH
0
Xuất sắc (0)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)

Bài đăng cùng danh mục: