[PE2024422] Tư tưởng quản lý của Khổng Tử và việc vận dụng vào quản trị nhân lực trong bối cảnh Việt Nam -20%

Upload bởi: DevNet27
(0 Đánh giá)
50,000đ
40,000đ

Báo cáo tập trung vào việc phân tích tư tưởng quản lý của Khổng Tử, đánh giá ảnh hưởng của nó đối với quản trị nhân lực tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của tư tưởng này trong bối cảnh hiện đại.

Quản trị kinh doanh
Tài liệu
14/08/2024
[hotrodoan.vn_bao_cao_tu_tuong_quan_ly_cua_khong_tu_va_viec_van_dung_vao_q_.pdf
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

Kết luận:

Chúng ta đang sống ở thời đại khoa học tiến bộ, không thể trở lại theo lối sinh hoạt thời cổ được. Song tư tưởng của Khổng Tử vốn có phần rất mỹ mãn, có rễ ăn sâu vào tủy não của người mình. Nếu ta không hiểu tư tưởng ấy đến nơi đến chốn, chớ gì vội đem cắt bỏ đi, thì vị thất đã lợi cho tương lai của xã hội mình. Vậy nên cần phải giữ cái nền đạo đức cũ mà tham chước với sinh hoạt đương thời, để cho tâm với trí cùng tiến hóa, cùng điều hòa với nhau.
Tư tưởng quản lý của Khổng Tử khi sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học quản trị nhân lực thì có thể tìm thấy trong học thuyết của ông những nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp luận về quản trị nhân lực mà những điều tốt đẹp trong học thuyết này vẫn có giá trị cho đến ngày nay và đã trở thành nguyên tắc quản trị nhân lực góp phần đem lại thành công cho các doanh nghiệp ở một số quốc gia phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…
Nó đề cao, coi trọng mặt đạo đức của con người, tư tưởng quản lý của con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội dựa vào các chuẩn mực đạo đức, lấy tu thân, tề gia, sự nêu gương, giáo hóa làm cơ sở nền tảng để vận dụng vào quản trị nhân lực. Dùng chính danh định phận, phẩm chất trên dưới rõ ràng; dùng lễ nhạc để điều chỉnh - ổn định trật tự xã hội.
Tất cả những biểu hiện cụ thể ấy được thâu tóm lại, khái quát nên một học thuyết “Đức trị” hay “Nhân trị”, “Văn trị” nổi tiếng trong lịch sử xã hội Trung Hoa cổ đại. Trong tư tưởng của Khổng Tử, vấn đề tu thân được đặt lên hàng đầu: “Từ thiên tử ở địa vị cao nhất cho đến người dân bình thường đều phải lấy việc tu thân làm gốc”.
Khổng Tử chủ trương trị người bằng đức là chính, nghĩa là để thu phục và dẫn dắt người khác, nhà quản lý phải tự mình học tập và tu dưỡng để có được những đức tính cần thiết, chẳng hạn như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,… Trong đó, đức nhân được đặt lên hàng đầu và là trung tâm: vì con người và từ con người. Khổng Tử coi nhân là gốc, lễ là ngọn, nhân là mục tiêu, còn lễ là chính sách.
Để thực thi được đạo lý và mục tiêu, Khổng Tử chủ trương sử dụng phương thức chính danh. Ông cho rằng chỉ có một số ít người có năng lực đặc biệt và có nhân cách đặc biệt mới có thể hiểu và thực hành được công việc quản trị. Vì vậy, học thuyết của ông đề xướng thường tồn tại dưới dạng các nguyên lý, nguyên tắc. Ông chủ trương: “đã chỉ cho một góc rồi mà không suy ra ba góc còn lại thì không dạy nữa”, hoặc là “ôn cũ, biết mới”.
Khổng Tử cũng chỉ rõ các nguyên tắc liên quan đến các nội dung và các công việc cụ thể của công tác quản trị nhân lực như: sử dụng, thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực… Chẳng hạn, về sử dụng nhân lực, Khổng Tử chủ trương “sử dân dĩ thời” (sử dụng người đúng lúc); biết đánh giá bản chất của người; “đề bạt người chính trực (ngay thẳng) lên trên người cong queo”; khách quan, không thành kiến, sử dụng tùy theo tài năng, đạo đức của từng người.
Trong đãi ngộ nhân sự, nguyên tắc phân phối quân bình, không nên quá chênh lệch trong phân phối: “không sợ thiếu, chỉ sợ không đều” đã được đề cao. Về đào tạo nhân sự, nhà quản lý phải chịu khó dạy dỗ, thiếu cái gì dạy cái ấy, nhà quản lý phải là tấm gương để người dưới học tập: “học không biết chán, dạy không biết mỏi”.
Tuy từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu chủ yếu phân tích học thuyết của Khổng Tử như là tư tưởng triết học, nhưng khi sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học quản trị nhân lực thì có thể tìm thấy trong học thuyết của ông những nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp luận về quản trị nhân lực mà những điều tốt đẹp trong học thuyết này vẫn có giá trị cho đến ngày nay. Đề tài đã tiếp cận theo cách cố gắng phân tích tìm ra những giá trị trong tư tưởng quản lý của Khổng Tử, với tinh thần gạn đục, khơi trong để có thể vận dụng vào ngành quản trị nhân lực ở nước ta hiện nay.
ĐIỂM TRUNG BÌNH
0
Xuất sắc (0)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)

Bài đăng cùng danh mục: