- SĐT liên hệ: (+84) 926 397 972 | (+84) 333 371 116
[PE2024512] ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN -50%
Upload bởi: DevNet27- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An - Không gian nghiên cứu: huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2006 đến 2014.
-
Chức năng đầy đủ và giống demo 100%
-
Hỗ trợ lắp đặt nếu cần
-
Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải
Kết Luận :
- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu ngày càng suy giảm. Đất rừng tự nhiên sản xuất giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ rừng tăng mạnh, chuyển đất lâm nghiệp sang trồng cây ăn quả. Tỷ lệ độ che phủ rừng giảm xuống.
- Chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình còn nhiều bất cập. . Thời gian tới xã sẽ giao toàn bộ diện tích đất của lâm trường cho các hộ. Điều này tạo thuận lợi cho người dân có đất sản xuất, nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, nhưng cũng gây ra mối đe dọa cho diện tích rừng cho thời gian sau này vì xu hướng hiện nay người dân chặt phá rừng chuyển sang mục đích trồng cây ăn quả.
- Tranh chấp đất đai gây bức xúc cho nhân dân. Tình trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra do đốt rừng làm nương rẫy và lấn chiếm đất đai gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc quản lý và bảo vệ rừng.
- Nhu cầu của người dân chuyển đất rừng sang trồng cây ăn quả là rất lớn trong khi đó diện tích cho trồng rừng không đáng kể.
Kiến nghị :
- Đối với người dân: Phát huy thế mạnh về đất đai ở địa phương tiếp tục trồng rừng, tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trang bị thêm các loại máy đo đạc như GIS để đo đạc được nhanh và độ chính xác cao hơn
- Đối với chính quyền địa phương: Có kế hoạch trồng và khai thác rừng hợp lý. Nhanh chóng thực hiện phân chia ranh giới đất đai rõ ràng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến thu mua các sản phẩm lâm nghiệp để thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển
- Đối với nhà nước:
Tiếp tục tăng cường các dự án trồng rừng, đặc biệt là đưa cây keo tai tượng vào nhằm mục đích cải tạo đất. Có chính sách hỗ trợ người dân quản lý và sử dụng đất rừng để rừng thực sự mang lại lợi ích cho người dân địa phương.
Cần hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi xuất thấp, hỗ trợ về kỹ thuật, giống cây trồng chất lượng tốt để người dân áp dụng vào phát triển kinh tế.