Mèo của chúng tôi đang chạy đi lấy dữ liệu cho bạn ...

[PE2024348] NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT -33%

Upload bởi: DevNet27
(0 Đánh giá)
120,000đ
80,000đ

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và các công ty liên kết” cho nghiên cứu của mình.

Kế toán - Kiểm toán
Tài liệu
12/08/2024
1.png
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

KẾT LUẬN:

Kết quả :

Môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết, nhiều quốc gia đã gắn kết các vấn đề môi trường vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp đang được áp dụng nhằm thu thập, phản ánh, phân tích và báo cáo các thông tin tài chính của các vấn đề môi trường phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Việt Nam là một lĩnh vực mới, có vai trò quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp và các đối tượng có lợi ích trực tiếp và gián tiếp bên ngoài đơn vị trong việc ra quyết định. Kế toán quản trị chi phí môi trường chỉ được phát huy tốt nhất khi thông tin chi phí môi trường được cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, đảm bảo sự tin cậy cho người sử dụng. Tính đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy của thông tin CPMT phần lớn phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí môi trường. Với các mục tiêu nghiên cứu đã xác định, luận án đã đạt được các kết quả sau: 
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận ECMA và xây dựng mô hình lý thuyết nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất trên cơ sở các lý thuyết kế toán có liên quan. 
Thứ hai, khảo sát thực trạng và đưa ra các đánh giá khách quan về những ưu điểm và hạn chế của hệ thống kế toán quản trị, ECMA đang được thực hiện tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và các công ty liên kết. 
Thứ ba, đo lường và đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng ECMA tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và các công ty liên kết bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. 
Thứ tư, đề xuất các giải pháp đồng bộ và phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện ECMA trong các doanh nghiệp khảo sát. 

Hạn chế :

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, luận án còn một số hạn chế như sau: 
- Hạn chế trong tiếp cận các nguồn thông tin từ doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm về môi trường và về quản trị chi phí, do vậy đề tài chưa phân tích sâu và đáp ứng yêu cầu cao về mức độ chi tiết của những thông tin đã được thu thập. 
- Hạn chế trong việc phân tích và giải quyết tất cả các vấn đề của hệ thống kế toán quản trị chi phí môi trường cần đặt ra đối với các doanh nghiệp khảo sát. Điều 159 này xuất phát từ tính phức tạp của môi trường và CPMT, cũng như quy mô của các hoạt động tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và các công ty liên kết. 
- Hạn chế về mẫu khảo sát, khuôn mẫu nghiên cứu không lớn dẫn đến mức độ tổng quát hóa của nghiên cứu còn chưa cao. Mặc dù với phương pháp nghiên cứu chặt chẽ, lựa chọn doanh nghiệp điển hình, kết quả nghiên cứu vẫn có thể suy rộng cho tổng thể và đảm bảo tính đầy đủ, chặt chẽ nhằm giải thích được hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam và các công ty liên kết trong vận dụng ECMA, tuy nhiên để đánh giá việc suy rộng ra cho các ngành sản xuất khác là chưa rõ ràng. 

Hướng phát triển :

Các hạn chế của đề tài là cơ sở cho định hướng nghiên cứu trong tương lai của tác giả, theo đó các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể nhằm trả lời cho các câu hỏi: 
- Khuôn mẫu nghiên cứu của đề tài, mô hình hệ thống ECMA có thể được sử dụng để mở rộng cho phạm vi nghiên cứu sang các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc lĩnh vực hoạt động khác hay không? 
- Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA tại Tổng công ty giấy Việt Nam và các công ty liên kết có thể sử dụng cho các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc các lĩnh vực khác được không? 
- Kết quả nghiên cứu có mang tính quy luật, xu hướng của các doanh nghiệp Việt Nam hay không? 
ĐIỂM TRUNG BÌNH
0
Xuất sắc (0)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)

Bài đăng cùng danh mục: