Mèo của chúng tôi đang chạy đi lấy dữ liệu cho bạn ...

[PE2024238] NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ THAN SINH HỌC ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG -17%

Upload bởi: DevNet27
(0 Đánh giá)
30,000đ
25,000đ

Mục tiêu chung: Đánh giá được vai trò của TSH và ảnh hưởng của PHC phối trộn với TSH đến năng suất cho cây trồng, cải thiện tính chất lý, hóa học của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các khuyến cáo cho việc sử dụng hợp lý PHC trong cơ cấu cây trồng lúa xuân - lúa mùa - ngô đông tại địa phương.

Nông nghiệp
Tài liệu
17/07/2024
[hotrodoan.vn]_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_phan_huu_co_va_than_sinh_ho_.pdf
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

KẾT LUẬN:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: 
Đánh giá được vai trò của TSH và ảnh hưởng của PHC phối trộn với TSH đến năng suất cho cây trồng, cải thiện tính chất lý, hóa học của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các khuyến cáo cho việc sử dụng hợp lý PHC trong cơ cấu cây trồng lúa xuân - lúa mùa - ngô đông tại địa phương. Mục tiêu cụ thể: 
- Đánh giá được vai trò của PHC và TSH cũng như phân hữu cơ phối trộn với TSH đến năng suất cây trồng trên đất xám bạc màu. 
- Đánh giá được hiệu lực trực tiếp và ảnh hưởng tích lũy tồn dư của PHC phối trộn với TSH đến năng suất cây trồng và một số tính chất đất. - Đưa ra các khuyến cáo về sử dụng PHC và TSH cho cây trồng trên đất xám bạc màu. 
4 3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài 
3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm luận cứ khoa học về vai trò của TSH trong nông nghiệp, cụ thể trong việc nâng cao năng suất cây trồng (lúa và ngô) và cải tạo tính chất đất xám bạc màu nói chung và của huyện Hiệp Hòa nói riêng. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sử dụng TSH hoặc phối trộn TSH với phân gia súc đã làm tăng năng suất lúa và ngô so với sử dụng phân hữu cơ truyền thống. 
Sử dụng phân hữu cơ phối trộn với TSH theo tỷ lệ 15% theo khối lượng đã giảm được 20% lượng phân lân mà vẫn duy trì được năng suất, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. 
- Phân hữu cơ phối trộn với TSH còn đem lại tác động tồn dư, khi sử dụng phân hữu cơ phối trộn với 15% TSH trên nền phân khoáng cho lúa liên tục trong ba vụ có thể bỏ một vụ không bón không làm ảnh hưởng đến năng suất, tượng tự đối ngô khi sử dụng bốn vụ liên tục bỏ một vụ không bón vẫn duy trì được năng suất. 
- Tính chất của đất bạc màu cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực khi sử dụng PHC phối trộn với TSH từ đó góp phần làm giảm nguy cơ suy thoái đất, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp lâu bền. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
4.1. Đối tượng 
- Đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 
- Phân hữu cơ phối trộn với TSH với các tỷ lệ khác nhau. 
- Cơ cấu cây trồng: lúa xuân-lúa mùa - ngô đông trên đất xám bạc màu tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Đề tài được thực hiện trên đất xám bạc màu tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 
5. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận 
- Luận án đã làm rõ vai trò của PHC và TSH đến năng suất của cây trồng trong cơ cấu “lúa xuân - lúa mùa - ngô đông” trên đất bạc màu. PHC phối trộn với TSH đã đem lại hiệu quả rõ nét đến năng suất cây trồng trên ba vụ nhờ tính chất của TSH . 
- Ngoài ảnh hưởng trực tiếp PHC còn đem lại tác động tích lũy và tồn dư đối với năng suất cây trồng, cũng như những ảnh hưởng tích cực đến một số tính chất lý - hóa của đất xám bạc màu, từ đó đưa ra định hướng về sử dụng PHC có hiệu quả hơn trong sản xuất nông nghiệp.  
ĐIỂM TRUNG BÌNH
0
Xuất sắc (0)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)

Bài đăng cùng danh mục: