[PE2024332] KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM -33%

Upload bởi: DevNet27
(0 Đánh giá)
120,000đ
80,000đ

Luận án gồm có 5 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí môi trường Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trường Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Giải pháp và khuyến nghị

Kế toán - Kiểm toán
Tài liệu
12/08/2024
[hotrodoan.vn]_luan_an_ke_toan_quan_tri_chi_phi_moi_truong_trong_cac_doanh_.pdf
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

KẾT LUẬN :

  • Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu và điều tra 102 DNSX thức ăn chăn nuôi, phỏng vấn sâu nhà quản trị, đại diện bộ phận kế toán và đại diện bộ phận quản lý doanh nghiệp của 06 DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp còn rất hạn chế, chủ yếu các doanh nghiệp mới nhận diện một số loại chi phí môi trường thuộc chi phí xử lý chất thải, chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường mà chưa nhận diện chi phí của đầu ra phi sản phẩm là chi phí môi trường. Hầu hết các doanh nghiệp đang ghi nhận ghi phí môi trường vào các khoản chi phí chung, dựa vào phạm vi phát sinh chi phí mà không được theo dõi trên các tài khoản chi tiết. Đặc biệt, chưa có doanh nghiệp nào xây dựng định mức và lập dự toán riêng cho chi phí môi trường một cách đầy đủ và chi tiết. Phương pháp phân bổ chi phí môi trường mà các doanh nghiệp áp dụng chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, có rất ít doanh nghiệp áp dụng phương pháp xác định chi phí tiên tiến khác như ABC, MFCA. Báo cáo chi phí môi trường không được lập riêng mà đang được tích hợp vào các báo cáo chung và chủ yếu mới thể hiện dưới thước đo tiền tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, có sự khác biệt về mức độ áp dụng ECMA giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và tình trạng sở hữu vốn khác nhau. Theo đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn, có vốn đầu tư nước ngoài có mức độ áp dụng ECMA cao hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ và doanh nghiệp nội địa. 
  • Dựa trên các lý thuyết kinh tế - xã hội là lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý thuyết bất định, lý thuyết các bên liên quan và kế thừa các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Phương pháp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy bằng mô hình PLS-SEM trên phần mềm SmartPLS đã được sử dụng để kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố đến mức độ áp dụng ECMA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, các yếu tố đưa vào mô hình giải thích được 63,8% sự biến thiên của mức độ áp dụng ECMA. Các yếu tố gồm áp lực cưỡng chế, áp lực quy phạm, áp lực cộng đồng dân cư, chiến lược môi trường tích cực và cam kết của người đứng đầu có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ áp dụng EMCA và sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α=1% và 5%, trong đó chiến lược môi trường tích cực và cam kết của người đứng đầu doanh nghiệp có mức ảnh hưởng lớn nhất. Kết quả nghiên cứu này là là cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị với doanh nghiệp và các bên liên quan để tăng cường mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới
  • Một trong những điểm mới của nghiên cứu này là mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được áp dụng để đánh giá ECMA đến hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bên cạnh phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ECMA. Kết quả mô hình SEM chỉ ra, áp dụng ECMA có ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh, hay nói cách khác việc tăng cường áp dụng ECMA sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá thành và hình ảnh doanh nghiệp. Song, giả thuyết về mối quan hệ thuận chiều giữa ECMA và hiệu quả tài chính bị bác bỏ. 
  • Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng thực hành ECMA trong các DNSX thức ăn chăn nuôi hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ECMA trong các doanh nghiệp trong thời gian tới gồm giải pháp về hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí môi trường; giải pháp xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường; giải pháp xác định và phân bổ chi phí môi trường và giải pháp lập báo cáo chi phí môi trường. 
  • Từ kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA và tác động của ECMA đến hiệu quả tài chính, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp nên áp dụng ECMA một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Để thực hiện điều đó, một số khuyến nghị được đưa ra đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan, các hiệp hội, các cơ sở đào tạo, các bên liên quan và đối với doanh nghiệp như tăng cường áp lực cưỡng chế bằng các văn bản quy phạm; ban hành tài liệu hướng dẫn về ECMA và tích hợp vào chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán; tăng cường áp lực từ cộng đồng dân cư và các bên liên quan; các cơ sở đào tạo nên tích hợp thêm nội dung về kế toán chi phí môi trường, ECMA vào chương trình đào tạo và quan trọng nhất là thay đổi nhận thức nhà quản trị, coi hiệu quả môi trường là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp cần có chiến lược môi trường tích cực và cam kết thực hiện.
ĐIỂM TRUNG BÌNH
0
Xuất sắc (0)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)

Bài đăng cùng danh mục: