[PE2024340] CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM -33%

Upload bởi: DevNet27
(0 Đánh giá)
120,000đ
80,000đ

Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu hướng đến mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, tổng hợp lý luận cơ bản về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhântố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp; Thứ hai, đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam; Thứ ba, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam; Thứ tư, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các DN VN

Kế toán - Kiểm toán
Tài liệu
12/08/2024
[hotrodoan.vn]_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_huu_hieu_cua_he_thong_.pdf
  • Chức năng đầy đủ và giống demo 100%

  • Hỗ trợ lắp đặt nếu cần

  • Hỗ trợ trả lời người mua sau khi tải

KẾT LUẬN 

  • Sự phát triển của CNTT hiện nay có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có công tác kế toán doanh nghiệp. Duy trì và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại các doanh nghiệp may Việt Nam nói riêng đang trở thành yêu cầu cấp thiết. HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam có vai trò quan trọng trong gia tăng giá trị và vị thế của doanh nghiệp, duy trì bền vững cấu trúc KSNB, hỗ trợ kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý. 
  • Dựa trên tổng quan nghiên cứu, tác giả đã tìm được khoảng trống nghiên cứu và khẳng định sự cần thiết của việc thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu đã tổng hợp lý luận cơ bản về HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp, xác định các lý thuyết nền tảng được sử dụng. Từ đó, nghiên cứu xác định mô hình đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, thang đo đo lường các nhân tố đó và xây dựng mô hình nghiên cứu. Tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam được đo lường bởi 4 thành phần: chất lượng HTTTKT; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT; ảnh hưởng tích cực đến cá nhân; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức. Các nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, gồm: đặc điểm tổ chức; đặc điểm dự án; đặc điểm xã hội; đặc điểm người sử dụng và đặc điểm công việc. 
  • Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Tác giả thực hiện tổng hợp, phân tích lý thuyết, phỏng vấn chuyên gia, phân tích nội dung phỏng vấn, gửi phiếu khảo sát và thu thập dữ liệu. Sau đó, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS kết hợp AMOS để kiểm tra tính hợp lý, sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố được đề xuất đều có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam dưới sự kiểm soát của biến quy mô doanh nghiệp. Sau đó, tác giả đã thảo luận các kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại doanh nghiệp may Việt Nam dựa trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT. 
  • Kết quả của nghiên cứu này đã đem lại những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.
  • Thứ nhất, do hạn chế về mặt thời gian, chi phí, mối quan hệ nên nghiên cứu chỉ thực hiện thu thập dữ liệu tại 12 tỉnh/thành phố thuộc 6 vùng miền của Việt Nam với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nếu không gian nhiều hơn và cỡ mẫu nhiều hơn thì độ tin cậy sẽ cao hơn. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ đề cập đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo quy mô doanh nghiệp. Vì thế, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục kiểm định mối quan hệ này theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, theo phương thức sản xuất, bộ phận CNTT… thì kết quả nghiên cứu sẽ toàn diện hơn. Thứ ba, nghiên cứu này chỉ xem xét mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có thể có sự thay đổi nếu lựa chọn bối cảnh nghiên cứu khác, như tại các doanh nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ. 
  • Mặc dù, nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng với những đề xuất/khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu này; hy vọng rằng sẽ nâng cao tính hữu hiệu về HTTTKT trong các doanh nghiệp may Việt Nam; qua đó giúp cho các doanh nghiệp may có được các thông tin hữu ích, tin cậy, kịp thời … giúp cho cả những người sử dụng HTTTKT, các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp và những người sử dụng thông tin đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn.
ĐIỂM TRUNG BÌNH
0
Xuất sắc (0)
Rất tốt (0)
Tốt (0)
Trung Bình (0)
Cần cải thiện (0)

Bài đăng cùng danh mục: